Con đầu bị nhiễm virus CMV từ mẹ liệu con thứ hai có bị nhiễm không?
CMV là một nhóm các loại virus - cú, thuộc họ virus Herpes. Ở Mỹ và Tây Âu phụ nữ bị nhiễm CMV lên đến 85%. Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ vẫn tiếp tục duy trì sự sống của mình trong môi trường mới. Hầu hết khi nhiễm CMV thường không có bất kỳ dấu hiệu cũng như triệu chứng nào nhưng nó lại có thể gây bệnh cho thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm CMV
CMV lan rộng da sự tiếp xúc với các dịch thể bị nhiễm CMV như nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, máu, dịch âm đạo, nước mắt và sữa.
Trong quá trình mang thai, thai nhi có thể bị nhiễm khi mẹ cũng đang bị nhiễm CMV qua đường nhau thai hoặc qua dịch tiết và máu, còn trong quá trình sinh đẻ, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm qua việc bú sữa mẹ.
Tình trạng lây nhiễm CMV khi mang thai từ người khác và truyền cho thai nhi là rất hiếm. Nguyên nhân phần lớn do người trưởng thành bị nhiễm CMV lúc còn nhỏ và nếu mẹ nằm trong trường hợp đó thì bây giờ mẹ sẽ không bị nhiễm nữa. Thực tế, khoảng một nửa trường hợp mẹ bị nhiễm CMV khi mang thai sinh em be cũng có thể bị nhiễm nhưng thực chất tỷ lệ này lại rất thấp.Triệu chứng thường thấy khi mẹ bầu bị nhiễm CM
Dù bị nhiễm nhưng người bệnh cũng có thể tự khỏi mà không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào xuất hiện, nhưng thỉnh thoảng bệnh cũng có biểu hiện như sốt, mệt mỏi, tuyến hạch bị sưng và đau họng.
Ngay sau khi phát hiện có những triệu chứng này hãy đến gặp bác sĩ ngày để có thể phát hiện bệnh kịp thời bằng một số xét nghiệm như
Xét nghiệm huyết thanh học
Xét nghiệm máu người cho
Cách phòng nhiễm CMV cho mẹ
Trừ khi bạn đã bị nhiễm trước đó, còn nếu không thì các mẹ vẫn nên bảo vệ bản thân khỏi CMV. Trong trường hợp mẹ đang có con nhỏ và đang trong thời kỳ mang thai mẹ nên rửa tay cẩn thận với xà phòng và nước từ 15-20 giây sau đó mới thay bô vệ sinh cho trẻ, dọn dẹp đồ chơi của trẻ, chùi mũi cho trẻ và đặc biệt không nên ăn những thức ăn thừa hoặc rơi vụn của trẻ.Vậy khi bị nhiễm virus CMV ở con đầu thì liệu con thứ 2 có bị nhiễm nữa không?
Thực tế, khoảng 1-4% thai kỳ mắc phải CMV nguyên phát. Trong số đó, co 30-50% thai nhi bị nhiễm CMV bẩm sinh với các di chứng nặng nề. Tuy nhiên khi bị nhiễm CMV tái phát tức là bị nhiễm >6 tháng thì nguy cơ nhiễm CMV cho thai rất thấp (<1%) và hơn nữa di chứng cũng không nghiêm trọng. Vì vậy, dù ở lần mang thai đầu có bị nhiễm CMV thì đừng quá lo lắng bị nhiễm tái phát CMV mà thay vào đó hãy chuẩn bị tinh thần và sức khỏe cho lần mang thai tiếp theo.
Đã có cách đều trị lây nhiễm CMV cho phụ nữ mang thai chưa?
Hiện tại chưa có một biện pháp nào được cho phép tiến hành điều trị ở phụ nữ mang thai bị nhiễm CMV, vì các phương pháp cho phép điều trị hiện tại mặc dù có hiệu quả chống lại CMV nhưng lại dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Đồng thời, những phương pháp đó không hiệu quả trong việc ngăn chặn lây nhiễm CMV cho thai nhi.